Những điều bạn đã biết:
- 40% sinh viên VN tốt nghiệp ra trường sau 3 tháng không tìm được việc làm
- Cả nước có 900.000 người thất nghiệp, trong đó có tới 000 cử nhân, thạc sĩ trong quý IV-2013 (Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH& Tổng cục Thống kê công bố)
- Tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành, trái nghề đang chiếm khoảng 60%. (Thống kê của Bộ LĐ-TB&XH)
- Tại nước Mỹ đến 38 tuổi người ta đã thay đổi từ 10 đến 14 nghề; Cứ 4 người có một người làm việc thời vụ; Cứ có 2 người lại có một người có công việc ổn định trong 5 năm
- Chúng ta đang chuẩn bị công việc cho SV mà nó lại không tồn tại lúc ra trường
Những câu hỏi thường gặp trong tư vấn hướng nghiệp
- Chọn nghề thế nào là đúng
Hỏi: Chọn lầm nghề nên hiểu như thế nào?
Trả lời:
Chọn lầm nghề là chọn phải nghề không tương thích, nghĩa là về căn bản, không hợp với tính cách và năng lực của ta. Câu chuyện về chiếc giầy của công chúa lọ lem (gọt chân cho vừa đôi giầy)
Hỏi: Nguyên nhân dẫn đến việc chọn lầm nghề?
- Chọn theo cảm tính, “nổi hứng” nhất thời – Không dựa trên những năng lực của bản thân
- Chọn theo phong trào hoặc do bị mất phương hướng
- Do sức ép từ phía gia đình. Chọn nghề là do mong muốn của cha mẹ, thay vì của chính mình!
Để không chọn lầm nghề, hãy tham khảo ý kiến và ý muốn của cha mẹ (cần lắm, để tham khảo kinh nghiệm) nhưng nên xin phép cha mẹ cho mình được quyền quyết định cuối cùng.
Hỏi: Nên hiểu kỹ như thế nào là chọn đúng, nghĩa là chắc chắn “chọn không lầm nghề”?
Chọn không lầm nghề là chọn được một nghề tương thích với mình (chọn nghề theo sở trường): nghề mình thích và tương hợp với yêu cầu của nghề. Tương hợp chủ yếu về hai mặt: phẩm chất và năng lực.
Ngoài ra, còn phải xét đến giới tính, sức khỏe, hoàn cảnh… và chí hướng, túi tiền.
Hỏi: Làm sao để biết nghề có tương hợp với mình hay không?
Bước đầu, qua trắc nghiệm khách quan cũng có thể giúp ta biết được về cơ bản, ta có hợp (hay không hợp) với nghề định chọn. Hiện nay, trên mạng lưới tư vấn giáo dục, có nhiều trung tâm tư vấn hướng nghiệp mà tại đó có cả trắc nghiệm hướng nghiệp.
Trắc nghiệm hướng nghiệp là một loại hình trắc nghiệm khách quan hướng về việc chẩn đoán và phát hiện những đặc điểm tư chất của cá nhân đối với nghề nghiệp. Kết quả trắc nghiệm này được coi là cơ sở khoa học để tư vấn hướng nghiệp, góp phần hỗ trợ cho HS tự hiểu mình một cách khách quan hơn. Từ đó biết chọn học ngành nghề nào cho phù hợp, đồng thời tránh được những nghề không phù hợp. Trên mạng Internet tiếng Việt có thể tham khảo tại các website: www.tut.edu.vn/huongnghiep hoặc www.vnuhcm.edu.vn…
Hỏi: Trắc nghiệm hướng nghiệp để quyết định việc lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp dựa trên cơ sở nào?
IQ test: Kết quả của IQ test chỉ cho ta biết về sức bật trí tuệ và khả năng nhận thức
EQ test (đo chỉ số cảm xúc – Emotion Quotient): cho biết về tính cách cá nhân và năng lực tinh thần nói lên những phẩm chất đặc trưng của con người và những giá trị bản thân của người đó tương thích (hoặc không tương thích) với nghề nào
AQ test (đo chỉ số vượt khó – Adversity Quotient), CQ test (đo chỉ số sáng tạo – Creation Quotient)… Tối thiểu, ta nên chọn nơi nào, bài trắc nghiệm nào có ít nhất 2 loại test: IQ và EQ, vậy mới hy vọng có sự chẩn đoán gần chính xác.
Hỏi: Mối quan hệ tương hỗ giữa IQ và EQ trong việc chọn nghề và hướng nghiệp?
IQ cần cho con người khi nghiên cứu sâu về khoa học tự nhiên và kỹ thuật. EQ giúp người đó tìm hiểu sâu và thấm đượm nhiều về khoa học xã hội và nhân văn. Tiêu chí đặc trưng để đo đạc về IQ là tư duy lôgic, về EQ là tư duy nhân văn. IQ giúp tạo nên kỹ năng học và khám phá, EQ giúp hình thành kỹ năng sống và trải nghiệm. Thực chất EQ cũng đo sự thông minh dưới một hình thái khác: IQ thiên về thông minh lý trí (mang tính logic), EQ thiên về thông minh cảm xúc (mang tính nhân bản). Bởi vậy, EQ còn được hiểu là trí tuệ cảm xúc – thứ trí tuệ bao quát, thấm đẫm chất người, còn được gọi là văn hóa người. Thông thường, những ai có IQ và EQ đều cao thì đa năng, giỏi nhiều nghề thuộc cả hai lĩnh vực: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.