GIẢI PHÁP HỖ TRỢ HỌC SINH TRONG HƯỚNG NGHIỆP

  1. Tầm chiến lược trong chọn nghề

 Những câu hỏi học sinh thường gặp khi chọn ngành nghề:

  • Nên chọn nghề theo sở thích, hay chọn nghề dễ kiếm tiền?
  • Nên chọn nghề dễ kiếm việc hay chọn nghề dễ tiến thân?
  • Nên chọn nghề hợp với mình, hay chọn nghề theo ý cha mẹ?

Tầm nhìn chiến lược trong chọn nghề: Điều căn bản là chọn ngành nghề nào thỏa mãn 4 tiêu chí sau (mang tính chiến lược lâu dài):

– Hợp với sở trường chí hướng của bạn.

– Hợp với năng lực tư chất của bạn.

– Hợp với điều kiện hoàn cảnh của bạn.

– Hợp với xu thế phát triển của cộng đồng.

  1. Tính nhân văn trong chọn nghề dưới góc nhìn tâm lý : “Cơ duyên với nghề và tín hiệu thành đạt”

 Một đại doanh nhân nổi tiếng – Vua Dầu hỏa cựu trào Rockerfeller, có

lần nói : “Hãy cẩn thận, chọn nghề như chọn vợ – dễ bị lầm !”.

Với những người đã trải nghiệm qua con đường cay đắng của việc chọn

lầm nghề, họ thường có chung một bài học nhớ đời là : Đừng thấy nghề

sang mà vội bắt quàng … “làm vợ”, đừng thấy nghề dở mà vội xa lánh

“good bye” !

Theo các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, ít nhất nó phải hợp với trên 70% năng lực và sở trường của người đó. Có vậy nó mới “dung nạp” người đó theo nghề, “bén duyên” với nghề.

Cơ duyên với nghề…

“Duyên” có thể “bén” từ khi chọn phân ban. Nhưng, trên thực tế, nhiều người đã vô tình chọn lầm nghề ngay từ khi chọn phân ban. Và, cũng có nhiều người khác sau khi học xong ban đó rồi, đi làm việc rồi, mới thấy mình chọn lầm nghề.

è Để tránh chọn lầm nghề, giá trị của sự thành đạt đã dạy ta bài học “Biết liệu cơm gắp mắm”, nghĩa là tùy liệu sức ta mà chọn nghề. Điểm xuất phát đầu tiên của việc chọn nghề là căn cứ vào sức mình. “Sức” ở đây gồm hai lĩnh vực: PHẨM CHẤT & NĂNG LỰC. Từ 2 lĩnh vực đó bạn bắt đầu tìm kiếm thông tin về ngành nghề mình định lựa chọn. Sau đó dựa trên các tiêu chí đòi hỏi của nghề đó để xem mình có phù hợp không.

 Picture2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kỹ năng cần thiết

Ủy ban NCSAW đã chỉ ra những kỹ năng cụ thể sau đây dành cho mọi người đang học tập, lao động, hướng nghiệp và hành nghề :

  • Kỹ năng thông hiểu về sự đa dạng bản sắc của thế giới
  • Kỹ năng nhạy bén với các nguồn thông tin khoa học từ nhiều phía
  • Kỹ năng tiếp cận để học tập và vận dụng các kỹ năng tốt của nhiêu người khác: EI : Emotional Intelligence.
  • Kỹ năng tự học một cách thông minh để sau này biết làm việc thông minh
  • Kỹ năng tư duy uyển chuyển và đa chiều để vượt ra ngoài khuôn khổ
  • Kỹ năng giao lưu và hợp tác quốc tế để trở thành học sinh của toàn cầu