Lý do chọn lựa

Lý do chọn chương trình “Phòng Tránh Trẻ Ham Game”

1. Yếu tố khách quan

  • Sự bùng nổ công nghệ, internet, máy tính, SmartPhone đã tạo đà phát triển xã hội nhưng cũng mang đến nhiều hệ lụy cho nhiều gia đình có trẻ ham nghiền thiết bị thông minh và game.
  • Bài học của một số nước phát triển sản xuất game như Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã và đang phải trả một giá đắt cho thế hệ trẻ
  • Sự phát triển ngành game với doanh số và lợi nhuận khổng lồ đã biến học sinh trở thành miếng mồi béo bở trong kinh doanh và không để ý đến sự phát triển về nhân cách, học tập và tương lai cho học sinh.
  • Sự phát triển nhanh đến chóng mặt của games dùng cho Smartphone đã dẫn đến tình trạng phụ huynh, nhà trường chưa theo kịp với hình thái ham nghiền mới.
  • Hiện tại, chính phủ và các cơ quan quản lý giáo dục chưa có chế tài đủ mạnh đối với trẻ em tiếp cận với game, SmartPhone và Internet tại trường
  • Một số trường đã có những qui định sử dụng mạng internet và Smartphone trong giờ học hoặc tại trường nhưng chưa có sự phối hợp của gia đình nên việc tỉ lệ trẻ được phép mang SmartPhone đến trường là khá phổ biến.

2 Vai trò của phụ huynh trong phòng tránh

  • Tuy phụ huynh đã biết được hệ lụy nhưng họ lại chưa hiểu rõ về cơ chế ham nghiền. Con đang bị bệnh “ham nghiện game” cần chiến đấu với cơ cơ chế gây ham nghiền và hệ thống lý luận game tạo cho con chứ không phải chống lại những hành vi con thể hiện bên ngoài.
  • Thiếu thời gian đồng hành cùng con và chưa có nguyên tắc gia đình nền tảng trong giáo dục, định hướng cho con phù hợp.
  • Trong hoạt động thể chất chưa được cha mẹ coi là một liệu pháp giải phóng cơ thể để cân bằng bộ não.
  • Nhận thức chưa rõ để thay đổi bản thân trước khi yêu cầu con thay đổi: Nhận thức về game, chưa được trang bị nguyên tắc và kỹ năng điều tiết chơi game phù hợp.
  • Chỉ có một phương thức là cấm và phạt sẽ không phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, và mức ham nghiền vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

3 Yếu tố gây ham nghiền cho học sinh cần phòng tránh

  • Cách học: Trong học tập có chung một cách giảng nhưng mỗi em đều có cách học riêng giống như một đôi giầy không thể vừa các bàn chân.
  • Động lực: Nhiều em cho mình không có khả năng học được môn này hoặc chưa tìm ra cách học phù hợp và thêm áp lực thành tích khiến em bế tắc tìm đến game giải trí để dẫn đến ham nghiền.
  • Tâm lý: Tuổi teen mong muốn làm người lớn, khám phá để khẳng định bản thân nhưng môi trường xung quanh các trẻ chỉ có không được phép hoặc cấm khiến trẻ tìm đến game để đáp ứng những nhu cầu mong đợi
  • Hoàn cảnh: Bố mẹ bận rộn, hoặc đặt điều kiện học tập với phần thưởng chơi game hay sở hữu một chiếc SmartPhone
  • Hoạt động: Thiếu môi trường giúp cho trẻ hoạt động thể chất, tinh thần khiến các em đã tìm thấy niềm vui trong âm thanh, hình ảnh và hưng phấn với các tình tiết hấp dẫn, kịch tính hoặc một thế giới ảo để giải trí
  • Tương tác: Môi trường xung quanh trẻ tại lớp học, nhà trường, gia đình trẻ khó có thể tìm thấy tiếng nói chung của mình. Chúng thường bị răn dạy, chặn họng hoặc chỉnh sửa khiến trẻ tìm tới game nơi có sự ngợi ca, tiếng nói chung cùng sở thích.

Hầu như có hệ lụy xảy ra với học sinh thì chân lý  thuộc về đám đông sẽ đổ lỗi cho nền giáo dục một cách chung chung cùng với những lời phê phán, chê bai một hồi rồi lại chìm vào quên lãng. Vậy nên cần phải thay đổi tư duy và góc nhìn nên rất cân gia đình cùng nhà trường tham gia vào chương trình “Phòng tránh Trẻ Ham game”.