Trò chuyện với tuổi teen

Cách chúng ta nói chuyện với trẻ có tác động rất lớn vào việc học tập của con và phụ thuộc vào khả năng lắng nghe chúng ta.
Tôi thấy rằng,  nói chung khi giao tiếp với con cái, cha mẹ có ba cách giao tiếp khác nhau.

  • Đầu tiên là theo cách chủ động. Cha mẹ giao tiếp theo cách này thường la mắng rất nhiều và sử dụng các từ mang hàm ý tấn công. Con cái phản ứng theo nhiều cách khác nhau, chủ yếu là bằng cách chơi nhiều hơn, cảm thấy sợ hãi, la hét và bỏ qua các yêu cầu của cha mẹ.
  • Cách giao tiếp thứ hai thường thấy là theo hình thức thụ động. Cha mẹ dùng ngôn ngữ nhẹ nhàng, thận trọng và cho trẻ thấy rằng cha mẹ hiểu con, không dùng bạo lực. Tuy nhiên khi các con vượt quá giới hạn cho phép thì cha mẹ đột nhiên thay đổi cách cư xử của mình như sử dụng hình phạt, đánh đòn, la mắng,…Điều này lại đem lại hiệu quả ngược.
  • Cuối cùng cách thứ ba mà cha mẹ có thể giao tiếp với con cái của là thẳng thắn và quyết đoán. Đây là những cách hiệu quả nhất để giao tiếp với trẻ em ở tất cả các lứa tuổi. Giao tiếp quyết đoán được hiểu là trong mọi trường hợp xảy ra đều có cách ứng xử nhất quán, rõ ràng, tích cực, và tự tin. Giao tiếp với trẻ em một cách quyết đoán là một kỹ năng thực tế nhưng đem lại hiệu quả rõ rệt. Nó cho trẻ thấy rằng cha mẹ biết những việc con đang làm và sẵn sàng lắng nghe.

 

Vậy làm thế nào để giao tiếp hiệu quả với trẻ?


Dưới đây là 20 lời khuyên hàng đầu để cải tiến cách chúng ta nói chuyện với trẻ em:

  1. Sử dụng tên của con. Tên riêng của bạn là âm nhạc với đôi tai của bạn. Trẻ em cũng vậy nó giúp chúng ta có được sự chú ý của con trước khi chúng ta truyền đạt thông điệp. Ví dụ: “George,…….”. Trẻ nhỏ có thể thường chỉ tập trung vào một việc tại một thời điểm. Gọi tên con của bạn cho đến khi bạn có sự chú ý của con trước khi nói. Ví dụ như “Helen”. (Chờ cho đến khi cô nàng dừng xem tivi và nhìn bạn.) “Bữa ăn trưa sẽ được sẵn sàng trong mười phút”.
  2. Sử dụng ngôn ngữ tích cực cố gắng không được nói “không” hoặc “không” trong mọi trường hợp. Không có nghi ngờ rằng nếu chúng ta nói “Không được chạy trong nhà hoặc “Đừng để áo của con dính mực” con của bạn đã có hình ảnh và định hình trong tâm trí của con và con sẽ chạy ngay sau đó. Thay vào đó, cố gắng nói để con hiểu những gì bạn muốn con làm. Ví dụ: “Làm ơn, chỉ đi lại nhẹ nhàng trong nhà” hoặc “Hãy giữ lấy chiếc cốc thủy tinh, nó rất đặc biệt” hay “Giữ áo sạch để nó không bẩn”. Để làm được điều này đòi hỏi cha mẹ phải suy nghĩ và làm thường xuyên tạo thành một thói quen. Bạn đầu cha mẹ sẽ cảm thấy khó khăn nhưng nếu bạn tiếp tục nỗ lực thì sẽ đem lại hiệu quả đáng ngạc nhiên.
  3. Hãy cố gắng loại bỏ các từ bạn sử dụng để chế nhạo (“Con là một đứa con to xác”), (“Con là một cậu bé thực sự xấu.”), (“mẹ đã rất xấu hổ về hành động của con ngày hôm nay “). Loại ngôn ngữ này chỉ để lại cảm giác trong con của bạn rằng nó vô giá trị. Trẻ em thường sẽ không muốn nói chuyện với những người sử dụng những lời này với chúng.
  4. Sử dụng những từ tích cực khích lệ cho con bạn tự tin hơn, làm cho con cảm thấy hạnh phúc hơn, giúp con cư xử tốt hơn, khuyến khích con cố gắng hết sức và đạt được thành công. Con học để bắt chước bạn và để nhận được sự tôn trọng và ngợi khen từ những người xung quanh.

Ví dụ các từ tích cực là: “Mẹ thích cách con nhớ cất đồ chơi khi chơi xong”, “Cảm ơn con đã giúp mẹ dọn dẹp chiếc bàn bừa bộn này”, “Con đã rất cố gắng để chia sẻ mọi thứ với em gái của con, nó làm mẹ cảm thấy thực sự hạnh phúc “.

  1. Kết nối và giao tiếp bằng ánh mắt với con của bạn.
  2. Không nên quát với 1 đứa trẻ đang la hét. Hãy bình tĩnh và nói chuyện lại sau đó.
  3. Đưa ra đề nghị lựa chọn và có lựa chọn thay thế – Khi bạn muốn trẻ em của bạn hợp tác với bạn, sẽ dễ dàng hơn nếu con có thể hiểu lý do tại sao họ cần chúng để làm một cái gì đó và làm thế nào để con có thể sử dụng lợi thế của chúng để giúp. Chúng cần phải nhìn thấy tầm quan trọng của việc làm theo hướng dẫn của bạn .
  4. Giữ cho nó đơn giản – trẻ em gặp khó khăn theo các hướng dẫn quá nhiều cùng một lúc.
    Hãy thử tách rời các yêu cầu của bạn thành nhiều mảnh nhỏ (các bước nhỏ)
  5. Tránh xa cằn nhằn, cãi lộn, chê bai, chỉ trích.

 

  1. Hãy nhẹ nhàng nhưng cứng rắn – nếu bạn đã thực hiện quyết định của bạn về một cái gì đó, hãy tập trung và kiên quyết thực hiện nó. Hãy chắc chắn rằng bạn và chúng đồng ý về vấn đề này và có sự thống nhất về quyết định của bạn.
  2. Hãy hỏi câu hỏi mở – Nếu bạn muốn con của bạn suy nghĩ nhiều hơn và mở tâm trí của chúng, bạn cần phải hỏi câu hỏi mở. Đó là câu hỏi không được trả lời với một câu trả lời đơn giản “có” hay “không”. Chúng cần những lời mời để nói nhiều hơn, và chia sẻ ý tưởng và cảm xúc của chúng.12. Kiểm tra sự mức độ tiếp nhận – nếu bạn thấy rằng con bạn không đáp ứng yêu cầu của bạn hoặc hiểu nhầm mong muốn của bạn, hãy nhớ hỏi lại để kiểm tra trước khi chuyển sang chủ đề tiếp theo. Yêu cầu họ lặp lại những gì bạn đã nói để biết chính xác chúng đã hiểu.
  3. Giải thích những gì bạn muốn với một thông điệp và con sẵn sàng để làm hài lòng sẽ phản ứng với loại ngôn ngữ này. Hãy giải thích cho con hiểu tại sao chúng phải tuân thủ và cảm giác của bạn cũng như của người khác khi chúng làm điều đó.
  4. Nhắc nhở: Khi con đang tập trung quá vào một việc nào đó cần nhắc đến công việc mà chúng chuẩn bị phải làm để chúng có ý thức về thời gian.

  5. Sử dụng yêu cầu dựa trên sự lắng nghe
    – Con của bạn có sự quan tâm đầy đủ yêu cầu của bạn và bạn đủ quan tâm để lắng nghe con? Không nên làm việc riêng khi con đang chia sẻ, hãy tạo khoảng không gian yên tĩnh hoặc nhắc con nên chia sẻ vào lúc khác nếu bạn bận.
  6. Dành thời gian cho một cuộc trò chuyện mỗi ngày – Điều này đặc biệt quan trọng nếu độ tuổi của các con có một khoảng cách chênh lệch.
  7. Đừng bận tâm tới những thứ nhỏ. Bởi tất cả các các quy tắc của bạn rõ ràng, chặt chẽ, hãy bỏ qua những thứ nhỏ. Thông thường sau 1 thời gian trẻ em sẽ tự điều chỉnh theo cha mẹ của chúng nếu bậc cha mẹ giảm dần phương pháp dạy con qua những điều nhỏ nhặt, chỉ tập trung vào vấn đề chính.
  8. 18. Hãy chu đáo. Hãy suy nghĩ về cách mà bạn nói chuyện với bạn bè của bạn. Sau đó, suy nghĩ về cách bạn nói chuyện với con của bạn. Cùng là giao tiếp nhưng ngữ điệu và giọng điệu có gì khác nhau? Con bạn (nhất là ở độ tuổi trưởng thành) sẽ thích cha mẹ cư xử với chúng như cách bạn làm khi nói chuyện với bạn bè.
  9. Chỉ cho con biết bạn chấp nhận sự khác biệt của con. Khi bạn cho con thấy bạn chấp nhận sự khác biệt của con và yêu thương con và cả sự khác biệt đó, con sẽ có nhiều khả năng chia sẻ cảm xúc và các vấn đề của mình với bạn. Con sẽ biết rằng khi chúng lớn lên và thay đổi, bạn sẽ cho chúng biết con không có vấn đề gì.
  10. Không gián đoạn. Cố gắng không để gián đoạn hay la mắng trẻ em khi chúng đang nói với bạn một câu chuyện. Trẻ em sẽ mất hứng thú trong việc chia sẻ cảm xúc của mình với bạn nếu bạn chuyển từ câu chuyện của con và sử dụng thời gian để dạy cho con một bài học.

Sau cùng, hãy nhớ rằng nói chuyện với trẻ em là cuộc đối thoại hai chiều. Bạn nói chuyện với con và sau đó lắng nghe những gì con nói. Hãy nhớ rằng cách chúng ta lắng nghe cũng quan trọng như cách nói chuyện.