Giúp con thoát khỏi ý nghĩ mình là nạn nhân của bạo lực

Để thay đổi hành vi con trẻ ta cần cam kết thay đổi. Bạn cần giành thời gian, công sức, trí tuệ, nghệ thuật khéo léo như điều hành một công ty thoát khỏi khủng hoảng. Hãy tạo một mô thức giáo dục mới, một cách đồng hành mới cùng con

Thay Đổi Cách Nghĩ:

Trong khi gặp bất cứ thách thức nào cơ chế tư duy của chúng ta sẽ là đổ thừa cho hoàn cảnh. Con chúng ta cũng thế. Vậy điều giúp con thay đổi quan trọng nhất: “Đừng nghĩ mình là nạn nhân”

Để giúp con làm được điều này hãy giúp con hình dung lại được mình là người mạnh mẽ, độc lập và kiên cường (không dễ bỏ cuộc)

  • Hãy nói KHÔNG! Nghiên cứu cho thấy 50% thời gian người bị bạo lực học đường sẽ dừng lại được khi biết nói từ không. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể, giọng nói và mong đợi của con lại thường liên hệ với sự căng cứng và cảm nhận sợ hãi của bản thân. Hãy sử dụng câu thần trú: “Tuyệt nhiên không, không xảy ra nữa, không phải là mình”.
  • Con có quyền của mình? Con có quyền và nghĩa vụ bảo vệ chính mình và con còn có không gian quanh mình. Như nước Mỹ bảo vệ máy bay trên bầu trời tự do.
  • Hãy nghĩ về ai đó mà con yêu mến, trân trọng bời họ độc lập, an toàn bời thế giới quanh họ đâu có bị bạo hành bởi bạo lực. Chắc chắn đó phải là con người thực mà con biết hoặc nhân vật nổi tiếng. Tưởng tượng người đó đang ở quanh đây, mọi lúc mọi nơi. Giúp con một cảm xúc mạnh mẽ thấm sâu trong tâm trí mình.
  • Con là người điều tra pháp lý? Con có thấy bằng chứng nào ngày ngày đang bị ngược đãi? Hãy giúp con thay đổi cách nhìn và loại bỏ đi cách ngộ nhận mình đang bị tổn thương. Giúp con nhìn vào những điều tốt của mọi người và những điểm tích cực mạnh mẽ nơi con.
  • Hãy giúp con đánh giá lại giá trị bản thân. Liệu con có chấp nhận người thắng kẻ thua trong văn hóa tổn thương của người lớn chúng ta? Con bạn có cho mình là kẻ thua và mọi người là kẻ thắng? Đây chính là điều bí mật bạn cần tìm hiểu. Mọi người chúng ta ai cũng trải nghiệm từ điều tốt đến tình huống tồi tệ. Đa phần chúng ta đều hoạt động ở cơ chế trung dung. Hãy giúp con viết lại hệ thống giá trị và nhằm vào những điều đủ tốt, đủ mạnh.
  • Luôn tìm cái mới. Nếu một mình đi bộ, hãy đi vào đám đông, đứng giữa hội trường, sân trường, lên xe buýt đông người rồi đi bộ về nhà. Ngồi vào bàn khác. Hãy ở bất cứ nơi nào bạn thích nhất nhưng đừng ở một mình.
  • Nếu con cảm thấy xấu hổ, sợ hãi, bị đe dọa, buồn rầu, cô đơn và/hoặc khó hòa đồng với bạn bè, hãy tìm đến sự trợ giúp của chuyên môn.
  • Cha mẹ phải cho con những thông điệp ngôn từ hoặc phi ngôn ngữ rằng bảo vệ được bản thân là đủ. Con trẻ cần lấy lại sự tự tin. Con cần học định hướng với thế giới bên ngoài mà dần không cần sự kiểm soát hay tạo dựng môi trường riêng cho con. Đề làm điều này cha mẹ cần giúp con tự làm những điều cần thiết để thấy mình được an toàn.
  • Cha mẹ cần dạy con khi nào cần có hành động phản kháng như khi chúng bảo vệ đồ chơi yêu thích, khi chúng biết nhượng bộ, khi đưa ra những nguyên tắc, khi cần chơi với bạn cùng trang lứa.

ST