Bạn gặp thách thức trong giao tiếp với con và chưa biết cách hướng dẫn con theo ý mình?
Bạn sẽ nói gì khi con chúng ta đang phát triển, mò mẫm với hàng loạt câu hỏi, những áp lực, lo lắng, sự sợ hãi trong cách học, ứng xử với các mối quan hệ quanh, hay với ước mơ chưa định hình rõ nét?
Làm một phép liên tưởng:
Một chiếc xe chạy tốt cần được bảo dưỡng thường xuyên
Tránh một căn bệnh cần dùng vacxin phòng trống
Vậy loại vaxin nào cho tâm lý của con khi con bạn gặp thách thức
Phụ huynh và thầy cô thường giải đáp câu con hỏi thông qua cách diễn đạt quá nhiều thông tin, hình ảnh liên tưởng liệu có tốt cho con? Điều đó có tựa như buổi đầu đến công sở người phụ trách muốn bạn hiểu và làm ngay sau một lần hướng dẫn?
Xin chia sẻ cùng phụ huynh:
-
Bước 1: Cha mẹ hiểu tính cách và đặc điểm tâm sinh lý của con trong giai đoạn này:
Về tính cách:
Về đặc điểm tâm sinh lý trong giai đoạn này
-
Những điều cần lưu ý khi giao tiếp với con:
-
Nguyên tắc chung: Khi con đang ở tâm trạng không tốt cha mẹ nên nhẹ nhàng chia sẻ đừng răn dạy hay áp đặt bằng những triết lý của người lớn. Tránh lời qua tiếng lại hay đôi co cãi lý với con như thế chỉ làm con và cha mẹ bùng nổ chiến tranh hơn.
Khi giải quyết tình huống cần tập trung vào sự việc – hành động chứ không nên chì chiết hay chụp mũ vào tính cách của con.
Chẳng hạn như: “Mẹ biết kiểu gì con cũng làm như thế,…”, “Sao lúc nào con cũng…”
-
Cân bằng cảm xúc: Đây là điều vô cùng quan trọng. Cảm xúc khi cha mẹ đón nhận sự việc sẽ quyết định hành động tiếp theo của bạn. Đây chính là điểm khó nhất mà mỗi phụ huynh sẽ gặp phải khi giao tiếp với con. Nhưng nếu hiểu được tâm trạng và sự phát triển của con, ta đôi khi phải lờ đi. Vì chưa đến giai đoạn tranh luận hay giải thích cho con đúng sai. Vì ở giai đoạn này con hay lý luận cùn – Vì đang tập lý luận. Cách tốt nhất chúng ta hãy đánh lờ sang chuyện khác hoặc không rơi vào cuộc khẩu chiến với con. Việc uốn nắn để đến giai đoạn đầu lớp 10 hoặc khi con có thêm bạn bè khác giới.
Hãy cố hạn chế biểu cảm, sự tức giận. Cũng đừng nhì vào thái độ của con để phán xét. Bạn hãy để cho con và mình có 15p bình tâm và sau đó cùng chia sẻ thẳng thắn. Bởi nguyên lý phản ứng nhanh và ngay bạn sẽ chắc chắn cho bạn hậu quả chứ không phải kết quả.
-
Thấu hiểu, phán đoán con biết gì và liệu có gì con hiểu chưa đúng. Đôi khi ta hành động theo những điều ta nghe lại mà chưa tìm hiểu thấu đáo những suy nghĩ và cảm xúc nơi con trẻ. Có chăng bạn hãy để con nói lên quan điểm của mình. Rồi sau đó cũng tranh luận mặt được và chưa được trong quan điểm con con. Từ đó cùng con thống nhất ý kiến và lái con theo ý muốn của bạn.
-
Trò chuyện nơi yên tĩnh. Khi bạn đề cập đến bất cứ vấn đề hay chia sẻ với con khi đi dạo hay ngồi tại nơi yên tĩnh trong gia đình. Tránh những nơi quá quen thuộc như phòng học hay bạn vừa nấu bếp vừa nói. Thời gian tuyệt vời nhất khi bạn nói là buổi sáng hoặc tối muộn khi con đã bớt căng thẳng.
-
Đừng chặn ý nghĩ hay phớt lờ cảm xúc của con. Khi con phạm lỗi trẻ cũng lo lắng bố mẹ mắng phạt nặng nề. Khi ấy thay vì mắng con là ngốc nghếch bạn có thể dùng cách nói “Điều này sẽ không xảy ra nữa”. Nếu muốn trấn an tinh thần con trẻ thì ôm con vào lòng là giải pháp phù hợp nhất.
Nguyễn Đình Sơn