PHÂN LOẠI HAM VÀ NGHIỀN GAME

Định nghĩa chứng ham game: Nghiện game được cộng đồng y tế coi là một chứng nghiện hành vi khi bị cưỡng bức dùng máy tính hoặc điện thoại chơi game trong cuộc sống hàng ngày. Nghiện game khiến trẻ buộc phải chơi và chỉ tập trung vào kết quả của game nên tự cô lập với xã hội, tâm trạng rối nhiễu và trốn chạy khỏi cuộc sống thường ngày.

Tháng 5 năm 2013 Hiệp Hội Tâm Thần Học của Mỹ kết luận trong phiên bản lần thứ 5 trong Sách hướng dẫn Thống kê và Chẩn đoán Chứng rối nhiễu thân kinh gồm những bằng chứng ban đầu về chứng rỗi nhiễu thần kinh chính. Đến tháng 6 năm 2018 trong bản báo cáo tổng kết lần thứ 11 của Tổ Chức Y Tế Thế giới đã coi “Rối nhiễu chơi game là một chứng bệnh thần kinh. (Nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Video_game_addiction)

Định nghĩa của trung tâm TechAddiction: Trên thế giới hiện chưa thống nhất định nghĩa chứng nghiền game. Hầu hết các định nghĩa về ham nghiền game đề cập tới mức độ chơi game vượt ngưỡng dẫn đến những hậu quả về cảm xúc, tương tác xã hội, các mối quan hệ, học tập hoặc nghề nghiệp.

Thay vì dành năng lượng và thời gian theo đuổi các mục đích và tham gia các các hoạt động của thế giới thực, một số người mắc chứng ham nghiền ưu tiên thời gian cho việc chơi game hơn là các hoạt động khác.

Chứng ham nghiền game có thể được định nghĩa là mất sự kiểm soát nghiêm trọng khi chơi game dẫn đến những tác hại cho người trong trong thế giới thực.

 (Nguồn: http://www.techaddiction.ca/video-game-addiction.html)

2.2. Nhận diện các đối tượng dễ ham nghiền game

  • Phạm vi đối tượng: gia đình có con ở độ tuổi 9- 15. Trong chương trình chúng tôi KHÔNG đề cập đến nhưng ca nặng (trên 20 tuổi, có thời gian chơi quá dài từ 5-7 năm, thời gian chơi thâu đêm, có dấu hiệu biểu hiện tâm thần, chứng mất ngủ, trầm cảm nặng.)
  • Đối tượng chơi mà khó mắc hoặc chưa mắc ham nghiền: Có những trẻ có thể chơi game 3-4 giờ mỗi ngày, vài ngày trong tuần mà vẫn giữ được kết quả học tập cao và vẫn duy trì được các hoạt động, các mối quan hệ với cuộc sống. Đó chính là những em tiếp thu bằng nghe giảng và ưu trội não trái nên công năng của bộ não không bị ảnh hưởng và những em này vẫn có ý thức về thời gian và học tập của bản thân. Nhưng tỉ lệ này chiếm khá thấp (28-30% theo điều tra của Dám Thay Đổi qua 150000 học sinh tại 150 trường).
  • Đối tượng chơi dễ mắc chứng ham nghiền theo chức năng bộ não

Về cách tiếp thu và ưu trội não phải: Đa phần là những em có cách tiếp thu bằng hình ảnh (47%) và vận động (23%) sẽ đưa thông tin về não phải có những chức năng hình ảnh, tưởng tượng, tư duy sáng tạo và cảm xúc sẽ dễ mắc chứng ham nghiền. Nên thời gian hoạt động trên 2 tiếng ở tần suất cao khiến đầu óc căng thẳng và khó có thể tái khởi động não trái cho việc học tập. Thêm vào đó là cơ chế hình ảnh, âm thanh và cơ chế ảo đã khiến não bộ dần bị ám ảnh vì game.

Mức ham nghiền theo cách tiếp thu ảnh hưởng đến kết quả học tập (Tham khảo chương 4&5 trong sách Dám Thay Đổi Chính Mình)

Mức ham nghiền theo biểu hiện rối nhiễu thần kinh dẫn đến hành vi: Trẻ thường xuyên chơi trong một thời gian dài (chơi trên 6 tháng hoặc 1 năm liên tục) trẻ chỉ dùng não phải phần hình ảnh và âm thanh gây nghiện sẽ khiến cho cho bộ não mất cân bằng và bị rối nhiễu. Khi đó chứng ham game được WHO liệt vào chứng rối loạn tâm thần có 3 đặc điểm xác định về địa điểm, tần suất và thời gian chơi.

 Mức ham nghiền (dựa vào chia sẻ của cha mẹ và học sinh)

  • Thể hiện trong rối loạn về tính cách, các mối quan hệ, tình trạng sức khỏe và kết quả học tập của từng học sinh trong mỗi giai đoạn

Phân loại các mức độ ham nghiền theo thời gian chơi game online theo TechAddiction:

  • Dưới 2 tiếng chưa thể hiện mức độ ham
  • 2-3 tiếng là mức độ ham game
  • 4 tiếng trở nên là mắc chứng nghiện hành vi
  • Mức chơi cả ngày hoặc vài ngày là mức nghiện nặng