PHẢN HỒI

Xin gửi lời cảm ơn chân thành các phụ huynh đã cùng vượt qua những quãng đường gồ ghề, quanh co như ma trận để cùng tôi viết lên được cuốn cẩm nang giúp các phụ huynh khác giành lại sự kim soát đứa con và gia đình mình từ thói quen ham game và internet.

DUOC LOI GI

Liên lạc 0903292334 hoặc email nguyentomson@gmail.com; fb: Tom Su Huynh Dtd

Chia sẻ thật chân thành tôi muốn cẩm nang hướng dẫn này là hoàn toàn không cần thiết: 

  • Tôi ước điểm số các con luôn được ưu tiên hơn là trò chơi máy tính.
  • Tôi mong cha mẹ không phải tranh cãi nhau vì con mình đang ám ảnh game trường.
  • Tôi mong những nhà thiết kế game ít nhiều loại bỏ các thủ thuật ham nghiền khiến con trẻ cứ phải vùi đầu vào game.
  • Tôi cầu nguyện mọi con trẻ, học sinh, sinh viên, các gia đình có khả năng tự giới hạn chơi game trong ngưỡng lành mạnh. 

Trở về thực tại ….

Thế giới quanh ta, mỗi con người – mỗi tính cách – mỗi lối đi đều chơi một loại game nào đó và hệ lụy của một số là thảm họa. Học hành bắt đầu sa sút và những bóng dáng năng động trước đây giờ chỉ còn hình bóng gắn chặt vào màn hình máy tính hàng giờ đồng hồ. Những con trẻ trước đây luôn vâng lời giờ trở lên hỗn láo, cáu giận và có xu thế bạo lực với cả những người hạn chế và loại bỏ game của chúng.

  • “Tôi nhớ rằng một con trẻ mà Tuấn mô tả khi chơi game là …. Hạnh phúc, khỏe mạnh là tràn đầy cuộc sống. Nhưng khi tôi nhìn vào cậu bé đó thì những ký ức, kỷ niệm tuổi thơ đang dần phai mờ. Cậu nói rằng tôi không hiểu chơi game khiến cậu hạnh phúc thế nào đâu. Nhưng tôi không thể nhìn thấy điều đó. Cậu đã thề là khi tôi bảo cậu dừng chơi vì không còn cùng ăn tối với mọi người nữa và đối với cậu chẳng có gì vui ngoài game. Tôi cảm thấy tôi đã mất con.

           NKL, mẹ của tuấn (13 tuổi)

  • “Tôi không thể nói với bạn bao nhiêu đêm tôi khóc về con. Tôi đã trách mắng bản thân đã mang game chết tiệt đó về nhà. Tôi cáu giận với con vì nó không nhận ra nó đã đang vứt bỏ tương lai. Tôi cáu giận với bố nó vì không nhìn nhận đây là vấn đề lớn. Hầu hết tôi cáu giận với bản thân đã để điều này xảy ra. Hàng đêm trống rỗng chẳng biết làm gì ngoài than khóc và gào thét lẫn nhau. Tôi không biết còn sống với gia đình này được bao lâu”.

          NLH mẹ của bạn H (17 tuổi, Hải Phòng)

  • “Tôi cảm thấy mình đã cố làm mọi thứ giúp con cắt giảm chơi game. Có những lúc chúng tôi nghĩ mình đã thắng trong trận chiến này – Con chơi trong thời gian chúng tôi cho phép mỗi tối. Nhưng sau đó, thầy giáo nói với chúng tôi hàng ngày con thường ngủ trong lớp. Hóa ra là con đã lén mang laptop vào trong phòng và chơi khi chúng tôi đã ngủ say. Ôi, con tôi đã trộm được wireless của hàng xóm để chơi.

          NTD, cha của P (16 tuổi, Hà nội)

  • “Vậy đó tôi nghĩ đây chỉ là một giai đoạn nó đang phải trải qua. Mà dường như đứa trẻ nào mà chả thích chơi game cho nên chúng tôi không xem đây là vấn đề với con. Chúng tôi chỉ băn khoăn là liệu thói quan thực sự bình thường? Tôi nghĩ là liệu đứa trẻ ngồi trước máy tính 7 giờ liên tục? Tôi thấy xấu hổ khi nói rằng đó chính là thời kỳ chúng tôi đã làm hỏng con mình khi con đã trốn vào buồn tắm để chơi. Tôi vẫn đang trăn trở sao điều này xảy ra nhanh đến thế.”

          Mẹ NPN của Lâm (11 tuổi)

  • Tôi biết con trai mình rất thông minh nhưng điểm số lại không phản ánh đúng một chút nào. Con đã từng là sinh viên loại A và chúng tôi đã kỳ vọng vào nó. Nó nói về ước mơ trở thành bác sĩ nha khoa, tôi còn nhớ vậy. Thế mà rồi tất cả bây giờ chỉ là chơi game vô bổ và không cần quan tâm đến gì nữa ngoài việc lưu ban một năm rồi.

          Mẹ Quỳnh anh của con H (20 tuổi sinh viên trường Y)

Đây là những tâm sự chia sẻ của một số phụ huynh mà chúng tôi đã từng tư vấn. Vì quyền riêng tư tôi không thể tiết lộ thông tin đầy đủ của khách hàng.