• Tỉ lệ trẻ em và tuổi teen nghiền game?
• Tại sao game lại là chất gây nghiền?
• Loại game nào gây nghiền nhất?
• Cha me cho phép con chơi máy tính bao nhiêu giờ mỗi ngày?
• Trẻ em chơi bao nhiều giờ mỗi tuần là nghiền?
• Game ảnh hưởng đến việc học tập thế nào?
• Cha me nên giao bài tập và kiểm soát game thế nào?
• Nghiền game sẽ đưa đến những vấn đề vế xã hội và tâm lý thế nào?
• Yếu tố rủi ro khi nghiền game là gì?
• Nếu con nghiền game thì triệu chứng nào rõ ràng?
• Những dấu hiệu ban đầu cảnh báo trẻ nghiền game?
• Tầm quan trọng của cha mẹ giúp con nghiền game thế nào?
• Có cho phép con đã nghiền game chơi game khác trên máy tính?
• Cha mẹ làm thé nào khi con nghiền game?
Liên lạc 0903292334 hoặc email nguyentomson@gmail.com; fb: Tom Su Huynh Dtd
Không thể phủ nhận ưu điểm của công nghệ và mạng internet đã nâng cao trí tuệ, tạo dựng kết nối toàn cầu. Nó đang dần thay thế thói quen xem tv và đọc báo của rất nhiều người. Nên chẳng có gì đáng ngạc nhiên về bản chất trò chơi điện tử lại hấp dẫn khiến trẻ không đừng được. Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra khá lo lắng khi mà game đã thống soái cuộc sống của con trẻ. Chúng dần lãng quên đi thói quen tốt, thể thao, bạn bè và chuyện trò cùng gia đình. Học tập đương nhiên cũng trở nên lãng xẹt khi nghiền game. NGHIỀN: Là quá ham game đến mức độ ám ảnh và mất đi độ kiểm soát bản thân.
Mục tiêu những câu hỏi thường gặp về nghiền game được chúng tôi đúc rút trong quá trình tư vấn lâm sàng và giải pháp cho hàng trăm trường hợp. Nghiền game không phải là xấu xa và không phải là không thoát như những bệnh nghiền trầm kha khác. Đa phần nó gây ra rối nhiễu trong hoạt động, tương tác và tư duy của học sinh. Nó làm chậm lại tiến trình phát triển của trí tuệ và đánh cắp thời cơ cho tương lai.
Tỉ lệ trẻ em và tuổi teen nghiền game?
Vấn đề trả lời câu hỏi này là Việt nam chưa coi nghiền game là một là một căn bệnh thần kinh hoặc căn bệnh nghiền giống nghiền các chất khác. Mặc dù cha mẹ có con bị nghiền game luôn la mắng yêu cầu con đoạn tuyệt với game trong khi con chẳng còn đoái hoài đến bất cứ hoạt động nào khác ngoài game mà thôi. Vì thế không có danh mục triệu chứng lâm sàng để thống kê.
Thế mà những nhà nghiên cứu về nghiền game lại cần phải xác định được vấn đề và tiêu chí lâm sàng mới có thể tiến hành nghiên cứu chính thống. Nên chẳng đáng ngạc nhiên chúng ta chỉ tìm thấy các con số của nhà nghiên cứu độc lập là 2-12%. Có thể thấy khoảng 5% số học sinh là dự báo nghiền game mà thôi. Tỉ lệ chơi game online tại Hà nội 76% còn tại Hồ Chí Minh 70% (theo khảo sát của bộ giáo dục từ năm 2010.
Tại sao game lại là chất gây nghiền?
Game online thiết kế đều nhằm vào sở thích của trẻ em và vị thành niên. Bạn có thể dễ dàng thấy nhà thiết kế đã không tập trung yêu tố hấp dẫn, mời gọi nào đối với trẻ nhỏ và người lớn. Chính vì đều đó trẻ nhỏ không quan tâm và không tham gia và không được phép tham gia như các anh chị lớn và tuổi teen.
Trước đây chúng ta có thể dành hàng giờ để chơi trò “Chốn tìm”, chiến tranh nhưng điều hấp dẫn trẻ em bây giờ lại là trò “Call of Duty” Hoặc “Halo”. Kể cả các em ham thích thể thao cũng bị mê hoặc bởi game hơn là trò chơi ở đời thực. Trẻ em thích thế giới ảo và khám phá nó như trong game “World of Warcraft” hơn là đọc những tiểu thuyết “Lord of the Rings”. Trẻ em trước đây dành hàng giờ lắp lego giờ lại thấy hấp dẫn với “Minecraft” cho chúng nhiều sáng tạo mà không cần cố gắng nhiều.
Game trực tuyến kết nối xã hội với đời sống thực
Những tình tiết trực tuyến của những game hiện đại không chỉ có độ hấp dẫn chung và người chơi nhiếu sẽ bị ám ảnh rồi nghiền từ lúc nào mà không hay biết. Chúng ta những phụ huynh đã chứng kiến sự bùng nổ của game vào những thập niêm 1980. Đa phần là những hoạt động chơi đơn giản yêu câu người chơi nhanh mắt, nhanh tay với mục tiêu đạt điểm cao như trò Super Mario Brothers và Tetris. Thực tế những thanh niên chơi thời đó cũng chỉ bị ám ảnh với game mình chơi nhưng thế hệ trẻ ngày nay thì khác xa khi khả năng nghiền dễ và tăng nhanh. Đó chính là sự ra đời của game trực tuyến vào cuối tập niên 90 và đầu những năm 2000.
Đương nhiên game không còn thách thức chơi một mình để làm chủ và nhớ các bước nhảy và ấn nút nữa rồi. Game online thiết kế để chơi với nhiều người và mỗi người chơi trong đội có trách nhiệm rất cao, luôn phải cùng chơi và ứng dụng ảo như thế giới hàng ngày. Những người chơi đều có tính cách riêng và bắt đầu liên kết chơi với người khác thì họ cần tạo mục tiêu chung và thế giới ảo mà người chơi cứ ngỡ như thật. Thế giới ảo trên mạng trở nên ưu việt trong game vì các con có thể tiêp cận với xã hội như thật trong các độ thị, tiền tệ, giai cấp, cửa hàng dịch vụ, thần thoại, hệ thống chính trị và kể cả hệ thống luật pháp!
Tại sao trẻ có thể nghiền game online
Tổng kết lại, chúng ta có thể nhất trí rằng game online có được một cách tự nhiên những gì trẻ yêu thích:
– Tạo cơ hội khám phá điều kỳ diệu mà con hiếm được đắm mình như trong thế giới thực
– Cho phép người chơi nhập vai hấp dẫn, quyền năng hoặc tưởng như trong thế giới thực
– Cho phép trải nghiệm ảo như thực
– Nó không cần mấy cố gắng so với việc theo đuổi những mối quan tâm ngoài đời khác
– Tăng cương liên tục chơi qua các nhóm xã hội mạng, nghĩa vụ với nhóm, phần thưởng khi chơi tiếp, cảm nhận được chiêu thức, đòn món tuyệt hảo khi vượt qua, tạo dựng hay hình thành một nhân cách và tâm lý mới cho người chơi.
Chúng ta cùng nhau khẳng định lại là những gì nêu trên mới chỉ là một vài yếu tố ở giúp chúng ta khái quát nghiền game trực tuyến đối với trẻ em và tuổi teen ngày nay.
Loại game nào gây nghiền nhất?
Mặc dù hầu hết game trực tuyến và trên máy tính gây nghiên sẽ khác nhau với từng trẻ thì những nghiên cứu thường xuyên cho thấy game trực tuyến như MMOs và cho tới ngưỡng dưới là thợ săn người đầu tiên (FPS) là những thể loại game có tiềm năng ám ảnh và gây nghiền cao nhất.
Hàng loạt lý do gây nghiền của game MMO là:
• Chơi để nâng hạng (nhân vật sống động và quyền năng hơn khi hoàn thành những nhiệm vụ trong game. Vượt qua giai đoạn đầu, người chơi cần một vài phút nhưng lên bâc cao hơn người chơi phải mất cả giờ, thậm trí cả tuần hay cả tháng.
• Cần phải phối hợp với các người chơi khác để đạt mục tiêu
• Gia nhập cộng động game thủ trên mạng để tạo mối quan hệ mật thiết và chia sẻ sở thích là điều thật hấp dẫn. Yếu tố xã hội trực tuyến là một nhân tố thu hút chính tạo nên sự phê và nghiền của game.
• Cảm nhận được nghĩa vụ của những người cùng chơi
• Sức hấp dẫn ma mị của thế giới ảo thần tiên
• Độ phê hay nghiền cao của game trực tuyến là cho phép người chơi thể hiện cách tư duy và cảm xúc mà họ cảm thấy không mấy dễ dàng nói ra (hoặc có cơ hội biểu đạt) trong cuộc sống hàng ngày.
• Sự cập nhật thường xuyên về thách thức mới và những điều cần trong khi chơi. Thực tế là đa phần người chơi khó có thể hoàn thành hoặc thắng trong trò MMO. Có lẽ người sản xuất đã cố tình thiết kế để đa phần người chơi không bao giờ đạt được trên màn hình “Game Over”. Đó chính là những cụm từ mới cần khám phá, cần nâng hạng, cần phát triển quan hệ và cần sứ mệnh mới phải hoàn thành.
Cha me cho phép con chơi máy tính bao nhiêu giờ mỗi ngày?
Đầu tiên chúng ta cần nhận thấy là thời gian gắn (nhãn) với màn hình (đó là xem tv, chơi máy tính, chơi game bảng điều khiển, game trên iPad và smartphone) nên xếp sau khi con đã hoàn thành nghĩa vụ khác như bài vở, việc nhà. Hiệp hội trẻ em Mỹ đã đưa ra giới hạn xem phim, tv và chơi game từ 1 đến 2 tiếng mỗi ngày. Về cá nhân tôi thấy tối đa 1 giờ/ngày cho trẻ em và 1.5 – 2 giờ/ngày cho tuổi teen tiếp xúc với màn hình. Vì tuổi teen còn nhiều sở thích như tìm thông tin, facebook. Bạn cần tính tần suất chơi và giờ chơi cũng dễ gây ra nghiền.
Trẻ em chơi bao nhiều giờ mỗi tuần là nghiền?
Khó có thể cố định số giờ trong ngày hoặc trong tuần để kết luận là trẻ hoặc con tuổi teen nghiền game. Rõ ràng trẻ càng chơi thì khả năng phê và tỉ lệ nghiền càng cao. Những ca tiêu biểu mà chúng tôi được biết là trong 10% người chơi đã dành tời bình quân 63 giờ mỗi tuần. Một trẻ nhỏ nếu chơi 5 giờ trong tuần có xu hướng nghiền. Học sinh teen chơi 10 giờ mối tuần là báo hiệu cần phải kiểm soát.
Tuy nhiên đa phần cha mẹ chúng tôi tiếp xúc đều tỏ ra lo lắng khi mức chơi game ở ngưỡng 15-30 giờ mỗi tuần. Liệu có nghiền không? Đa phần xác định vấn đề phục thuộc loại game, các hoạt động khác và các triệu chứng lâm sàng qua đánh giá từng cá nhân, từng hoàn cảnh. Nhưng điều bạn có thể khẳng định là ám ảnh hoặc xem các yếu tố điểm số giảm sút, ít ngủ, thờ ơ các hoạt động khác, lơ đãng bạn bè để cân nhắc các bậc phụ huynh nhé.
Đánh giá xem con có nghiền game hay không: Chúng ta cần khảo sát toàn diện qua bài đánh giá về hoạt động của não, phương thức học tập, tài năng, cách rối nhiễu hành vi, phỏng vấn học sinh và cha mẹ theo bảng đánh giá chi tiết của Mỹ. Sau đó bạn cần phải căn cứ vào: Năng lực, tâm lý, hành vi, hoàn cảnh để tìm ra nguyên nhân chính và từ đó mới có giải pháp hiệu quả. Ví dụ, con đã từng là một học sinh thông minh, trước đây thành tích học tập tốt thì nguyên nhân chính từ con phản ánh sự thiếu đồng hành của bố mẹ do quá bận hoặc đồng hành nhưng chưa đúng cách thì giải pháp lại phải bắt đầu từ phía cha mẹ rồi mới tới phía con trẻ. Mỗi gia đình, mỗi học sinh sẽ cần những giải pháp linh hoạt. Đó chính là nghệ thuật của cha mẹ cần đến.
Game ảnh hưởng đến việc học tập thế nào?
Dù cho có giả định chung là con chơi game thì bao giờ mà chẳng bỏ bê bài vở nhưng nghiên cứu của chúng tôi nhìn trung không mấy ủng hộ cho kết luận này! Đơn giản đã mê chơi thì bao giờ cũng ảnh hưởng đến học tập chứ không tính gì đến chơi game. Thứ hai là việc học tập còn liên quan đến cách học và cách tạo đà động lực. Rất nhiều nhiều học sinh đều chơi game, lướt web, thích chém gió trên facebook mà không có nghiền và điểm số đâu có ảnh hưởng nhiều. Như nhiều học sinh ở các trường chuyên chơi game cũng rất nhiều, thành tích học tập vẫn xuất sắc. Một trong những nguyên nhân đó là sự đồng hành sâu sát của cha mẹ có con học trường chuyên.
Tuy vậy đối với tuổi teen và trẻ em nghiền game và chơi nhiều hơn với bạn cùng trang lứa thì nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc ám ảnh và chơi quá nhiều thì điểm số bao giờ cũng bê bết.
Để làm rõ phân biệt này các bạn cần phải xem bài “Trẻ em và game: Nghiền, Đi học và thành tích học tập”
Cha me nên giao bài tập và kiểm soát game thế nào?
Một lần nữa chúng ta lại cần cân nhắc về thời gian chơi game nếu con đã hoàn thành trách nhiệm của mình. Chúng tôi khuyến khích cha mẹ rèn luyện thói quen hoàn thành bài tập mới được phép chơi. Tất nhiên là ít khi con không có bài tập lắm. Bên cạnh đó bạn có nghĩ đến việc con cần giúp gia đình?
Có những gia đình đã xây được lịch thường xuyên nhưng nếu chưa có thì không bao giờ là muộn cả. Các bạn hãy làm và duy trì điều đó bạn sẽ thấy ngay hiệu quả như bạn thay đổi cách quản lý trong kinh doanh vậy. Cách làm thường xuyên như vậy đã giúp con hiểu được “thời gian học tập” cần được ưu tiên hơn là chơi game. Con muốn chơi thì phải “kiếm thời gian rảnh” như kiếm tiền – vậy con học cách sắp xếp cách học tập hiệu quả.